Quách Như Thảo
Quách Như Thảo
Quách Như Thảo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Quách Như Thảo

Quách Như Thảo
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 [Văn/11] Phân tích ''Chiều tối'' - Hồ Chí Minh

Go down 
Tác giảThông điệp
q_thao255

q_thao255


Tổng số bài gửi : 52
Join date : 06/05/2014

[Văn/11] Phân tích ''Chiều tối'' - Hồ Chí Minh Empty
Bài gửiTiêu đề: [Văn/11] Phân tích ''Chiều tối'' - Hồ Chí Minh   [Văn/11] Phân tích ''Chiều tối'' - Hồ Chí Minh EmptyMon May 02, 2016 8:32 am

Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ là một vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỷ XX. Người đã để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca đáng trân trọng. Trong đó nổi bật nhất là tập thơ Nhật ký trong tù được viết từ 2/8/1942 đến 10/9/1943 khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, đầy đoạ khắp các nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tập thơ này như một cuốn nhật ký bằng thơ ghi lại những chặng đường giải lao đầy gian nan vất vả ấy. Với bản lĩnh và tinh thần thép, Người đã vượt qua hoàn cảnh tù đày để hướng về ánh sáng. Bài thơ Chiều tối là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của tập Nhật ký trong tù. Đó là bài thơ thứ 31, cảm hứng của bài thơ ''Chiều tối'' được gợi lên từ trên đường chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.

  Cảnh chiều tối là một đề tài quen thuộc của văn chương, nó gợi tâm trạng, những cảm xúc miên man của con người. Nhưng Chiều tối này k giống như bất kì Chiều tối nào, HCM đã thể hiện lại một cách mới mẻ hơn cả. Như tên gọi, bài thơ cũng chỉ là một bức tranh vẽ cảnh hoàng hôn nơi thôn dã vào một buổi chiều tối, thế nhưng ẩn chứa trong đó là một ước mơ tự do cho bản thân, ước mơ được quay trở lại quê hương để tiếp tục sứ mệnh của mình. Đó là cảnh chiều tối qua đôi mắt ng tù HCM ''tay bị trói, cổ đeo xích'' đang bị lính áp giải ngang qua 1 vùng sơn dã. Ngày đã hết mà ng tù vẫn phải cất bước. Nhà giam mới còn xa, nỗi vất vả còn nhiều. Bài thơ hình thành trong hoàn cảnh nghiệt ngã ấy.

   Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên vào lúc chiều muộn..:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
(Quyện điểu quy lầm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.)

   Hai câu đầu đã tái hiện thời gian và không gian của buổi chiều tối ở chốn núi rừng nơi đất khách quê người. Thời gian hiện lên là một buổi chiều tối trong khung cảnh trời rộng lớn, bao la ở núi rừng buồn vắng giữa phút ngày tàn, mây lẻ loi trôi chầm chậm. Giữa thiên nhiên bao la hùng vĩ, con người và cảnh vật đều như dừng lại, chỉ có chòm mây ấy vẫn nhẹ nhàng trôi, càng làm nổi bật lên sự yên ắng, êm ả của buổi chiều tối nơi rừng núi. Chim bay về tổ là biểu tượng quen thuộc đc dùng để diễn tả cảnh hoàng hôn thường thấy trong thơ cổ điển, nhưng cánh chim ở đây k chỉ là 1 nét vẽ bt. Cánh chim nhỏ nhoi, chòm mây cô độc, bầu trời bao la k giới hạn. Người xưa cho đó là cách lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh rất tinh vi. Cảnh núi rừng tĩnh lặng và cách chim nhỏ mệt mỏi đó đc khắc họa bằng những nét chấm phá cổ điển. Tuy chỉ hai câu thơ, k tả màu sắc, âm thanh, nhưng cũng đã khiến cho người đọc tưởng tượng ra được cảnh chiều muộn nơi rùng núi thật mênh mông, âm u, vắng vẻ, quạnh hiu...

   Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh, đó là tâm trạng của người tù bị lưu đày. Dường như lúc chiều tối ng tù ngước mắt lên nhìn bầu trời, chợt thấy cánh chim mỏi mệt đang cố bay về tổ ấm và chòm mây chầm chậm trôi ngang lưng trời. Cái nhìn của nhà thơ k đơn thuần là cái nhìn thưởng thức mà còn gửi vào đó sự lưu luyến, trìu mến của 1 tấm lòng yêu thương vô hạn. Cánh chim nhỏ bé kia như có linh hồn, mang tâm trạng con người và có cả đời sống riêng. ''Chim mỏi'' tuy gợi buồn thương nhưng về rừng tìm chốn ngủ liền sau đó lại có chút gì đó ấm áp. Cánh chim mỏi mệt, cả ngày kiếm ăn vất vả, chiều tối nó trở về rừng tìm nơi trú ngụ để sớm mai lại bay đi. Người tù cũng mỏi mệt sau 1 ngày vất vả lê bước đường trường mà vẫn không biết đâu là chặng nghỉ cuối cùng của một ngày. Như vậy có sự hòa hợp cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. Cội nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình yêu thương mênh mông, sự nhạy cảm tinh tế của Bác dành cho mọi sự sống trên đời. Chim về rừng gắn bó với hiện thực và sự sống, 1 quan niệm mới mẻ đã đc thể hiện rằng: cái đẹp ở ngay phía sự sống, trong chính cuộc sống này. Bên cạnh hình ảnh cánh chim, hình ảnh chòm mây cũng là hình ảnh rất ấn tượng. ''Chòm mây lẻ loi lững lờ trên tầng không'' đó là hình ảnh một chòm mây cô lẻ “cô vân” đang trôi lững lờ “mạn mạn” giữa tầng không. Câu thơ này ở phần dịch thơ chưa đc bộc lộ hết ý, nghĩa của phần phiên âm: chữ “cô” chưa được diễn tả và hai chữ “mạn mạn” lại được dịch thành trôi nhẹ, ít nhiều đã làm giảm đi sắc thái biểu cảm của hình ảnh. Cũng vậy ''chòm mây lẻ'' tuy gợi cảm tưởng đơn độc, buồn bã nhưng liền sau đó là ''trôi nhẹ'' lại cho thấy chút gì ung dung, thanh thản, gợi cảm tưởng phóng khoáng và làm chủ hoàn cảnh. Hơn thế, chòm mây cũng như đang mang tâm trạng của con người cô đơn, lẻ loi và ẩn chứa nỗi buồn. Phải có 1 tâm hồn ung dung, thư thái thì người tù ms có thể tạm quên sự đau đớn của thể xác để theo dõi 1 cánh chim, 1 chòm mây giữa bầu trời lúc hoàng hôn như vậy. Đó là cảnh chiều tối nơi sơn dã. Hai câu thơ thấm thía nỗi buồn vì cảnh buồn và người buồn, vì cánh chim bay về tổ gợi niềm ước mong sum họp, chòm mây đơn độc lơ lửng trên k trung gợi thân phận lênh đênh trôi dạt nơi đất khách quê người, vì kb bh ng tù ms đc tự do như cánh chim và chòm mây kia?! Tuy vậy, vẻ đẹp cổ điển của 2 câu thơ trên cũng thể hiện bản lĩnh kiên cường của ng tù, bởi vì nếu k có ý chí, nghị lực và phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần của ng chiến sĩ thì ls có thể viết đc những câu thơ về thiên nhiên sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thân phận tù đày.

   Nếu như ở 2 câu thơ đầu bằng bút pháp cổ điển bác đã dựng bức phông lớn làm nền cho bức tranh, thì trong 2 câu thơ sau, bác tập trung làm nổi bật hình tượng trung tâm của bức tranh:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
(Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.)

  Đó là bức tranh sinh hoạt của người dân xóm núi, qua đó còn bộc lộ tâm trạng của người tù. Đến đây, bỗng có nét chấm phá bất ngờ: giữa rừng núi, âm u, 1 lò lửa bỗng rực hồng, soi sáng h/ả thiếu nữ đang chuẩn bị bữa ăn tối cho gia đình. Nếu trong 2 câu thơ đầu, cảnh vật hiện ra qua những nét vẽ phần nào mang tính chất ước lệ thì ở 2 câu này, h/ả ng phụ nữ LĐ lại đc t/g miêu tả chân thực và sinh động. Tứ thơ có sự vận động bất ngờ, từ bức tranh thiên nhiên hướng về bức tranh sự sống của con người. Từ bút pháp cổ điển đã chuyển sang hẳn bút pháp hiện đại. H/ả ng phụ nữ LĐ đc gợi tả 1 cách sinh động, cụ thể. Điều lạ là những câu thơ tả thực gần như văn xuôi ấy lại có một sức sống lạ thường. Sức sống ấy toát lên từ h/ả trẻ trung, khỏe khoắn của cô gái xay ngô. Nhà thơ đã đặt con ng vào vị trí chủ thể, đẩy lùi cảnh vật ra phía sau làm nền. Khi ấy cs LĐ trở nên đáng quý, đáng trân trọng biết bao! Đó chính là nét đẹp, nét đáng quý của người dân lao động. Nó đem lại cho ng tù hơi ấm của sự sống cùng niềm vui và hp trc cs bình dị của những con ng tuy vất vả mà tự do, làm dịu đi nỗi cô đơn để chia sẻ vs niềm vui nho nhỏ đời thường của ng dân LĐ. Lẽ ra h/ả này gợi lên c/s vất vả, nghèo nàn nhưng câu thơ liền sau đó nổi bật lên 1 màu rực rỡ của lò than rực hồng lại gợi 1 cảm giác vui tươi, nồng ấm và bình yên. Và đó cx là h/ả trung tâm của bức tranh thơ ''Chiều tối''. 2 câu thơ sử dụng điệp ngữ bắc cầu, tạo sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng càng hiện lên 1 cô gái chăm chỉ, cần mẫn vs công việc. Tiếp theo là h/ả ''lò than rực hồng'' là chấm lửa đỏ mà ng nghệ sĩ tài hoa chấm lên bức tranh, mang lại thần sắc cho toàn cảnh, tăng thêm niềm vui, sức mạnh cho ng tù đang cất bước trên con đường dài. H/ả cô gái xay ngô tối và ''lò than rực hồng'' gợi tả khoảnh khắc sum họp của GĐ. Thấp thoáng đâu đó là khát vọng thầm kín về cs tự do, về mái ấm gđ của con ng đang lưu lạc xa nhà, xa quê hương đất nc. Đó là tâm hồn của ng chiến sĩ CM đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm vs niềm vui đời thường. Bài thơ kết lại bằng chữ "hồng "chính là nhãn tự của bài thơ thu được cả linh hồn sức sống của toàn bài. Cả bức tranh bừng sáng bởi chữ"hồng"đó. Btho đã vận động từ ánh chiều âm u, tăm tối đến ánh lửa rực hồng, ấm áp, từ nỗi buồn đến niềm vui. Là 1 tù nhân đang trên đường bị áp giải, đói, mệt, cô độc,... mà vẽ đc bức tranh thơ trên, đủ thấy Chủ tịch HCM đúng là 1 ng có nhân cách vĩ đại có cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời, có bản lĩnh phi thường vs 1 tấm lòng nhân ái bao la và ty thương nhân dân. Ng sẵn sàng quên đi hoàn cảnh đau buồn của riêng mình để hòa vui vs nd và đồng loại, dù chỉ là 1 niềm vui đơn sơ, nhỏ bé của những con ng chưa hề quen biết nơi đất lạ trời xa.

   NT tả cảnh trong bài thơ vừa có nét cổ điển ở chỗ bài thơ lấy đề tài về thiên nhiên,ở bút pháp chấm phá, ước lệ vs những thi liệu xưa cũ, lại vừa có nét hiện đại ở bút pháp tả thực sinh động vs h/ả dân dã đời thường. Lại chủ yếu là gợi tả cho nên rất cô đọng và hàm súc. Ngôn ngữ trong thơ đc sd rất linh hoạt và sáng tạo. Cảnh chiều tối miêu tả trong bài thơ tuy có đôi nét thoáng buồn, nhưng nhìn chung toàn bài toát lên 1 kk ấm áp, sinh động. Phải là 1 ng đầy bản lĩnh, chí khí, có tâm hồn khoáng đạt và lòng thương ng, yêu cảnh vật 1 cách thiết tha ms có tâm trạng như thế.

  Bài thơ “Chiều tối” là một bài thơ tiêu biểu cho nét đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Qua bức tranh về phong cảnh thiên nhiên, bức tranh con người nơi xóm núi khi chiều muộn ta thấy đc tâm tư, tình cảm, nghị lực và nỗi niềm ước mong được tự do, được sum họp của người chiến sĩ cách mạng. Người làm thơ trong tình cảnh khốn khó nhưng vẫn để tâm hồn mình hướng tới thiên nhiên cùng niềm hp đơn sơ. Ở Bác, chúng ta vẫn luôn thấy ánh lên một vẻ đẹp: lòng nhân ái đạt đến độ quên mình, một trái tim giàu lòng yêu thương luôn biết quan tâm đến những điều bình dị nhất. Từ đó cta có thể rút ra đc bài học: Mỗi ng cần rèn luyện cho mình 1 kĩ năng sống, nghị lực sống. Sống có ý chí, có ý thức vươn lên trong học tập, vượt qua thử thách trên trường đời để đi đến thành công
Về Đầu Trang Go down
 
[Văn/11] Phân tích ''Chiều tối'' - Hồ Chí Minh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Văn/11] Phân tích ''Từ ấy'' - Tố Hữu
» [Văn/9] Phân tích ''Sang thu'' - Hữu Thỉnh
» [Văn/11] Phân tích nhân vật Huấn Cao
» [Văn/10] Phân tích tác phẩm Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi
» [Văn/10] Phân tích tác phẩm ''Hiền tài là nguyên khí của quốc gia''

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Quách Như Thảo :: Góc học tập :: Ngữ văn-
Chuyển đến