Quách Như Thảo
Quách Như Thảo
Quách Như Thảo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Quách Như Thảo

Quách Như Thảo
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 [Văn/9] Phân tích ''Sang thu'' - Hữu Thỉnh

Go down 
Tác giảThông điệp
q_thao255

q_thao255


Tổng số bài gửi : 52
Join date : 06/05/2014

[Văn/9] Phân tích ''Sang thu'' - Hữu Thỉnh Empty
Bài gửiTiêu đề: [Văn/9] Phân tích ''Sang thu'' - Hữu Thỉnh   [Văn/9] Phân tích ''Sang thu'' - Hữu Thỉnh EmptyThu Jun 26, 2014 6:11 pm

Phân tích bài thơ ''Sang thu'' của Hữu Thỉnh

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Gió chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Về Đầu Trang Go down
q_thao255

q_thao255


Tổng số bài gửi : 52
Join date : 06/05/2014

[Văn/9] Phân tích ''Sang thu'' - Hữu Thỉnh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Văn/9] Phân tích ''Sang thu'' - Hữu Thỉnh   [Văn/9] Phân tích ''Sang thu'' - Hữu Thỉnh EmptyThu Jun 26, 2014 6:14 pm

1.


Chẳng biết tự bao giờ, thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ. Mỗi một dòng viết nên là ẩn chứa một cảm xúc, một tâm trạng riêng biệt. Và có lẽ khoảnh khắc giao mùa là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của thiên nhiên, nó gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như giao hòa đồng điệu. Ghi lại thời khắc đó, Hữu Thỉnh - một nhà thơ chuyên viết về con người và cuộc sống của nông thôn - đã gửi gắm tâm trạng của mình khi thiên nhiên chuyển mùa qua bài thơ "Sang thu". Đọc bài thơ, ta cảm nhận được cảm xúc tinh tế của tác giả khi đất trời đang giao chuyển từ cuối hạ sang đầu thu.
Tác phẩm được sáng tác năm 1977, khi đất nước đã trở về hòa bình. Giữa chốn yên bình, thanh tĩnh của đất trời, của vùng làng quê Bắc Bộ, Hữu Thỉnh đã khơi nguồn cảm hứng từ thời điểm giao mùa và đã sáng tác bài thơ "Sang thu", bài thơ cất lên như một lời báo hiệu cho đất trời vạn vật, rằng mùa thu đã về.
Cảm xúc ấy của tác giả xuyên suốt bài thơ, mở đầu là những dấu hiệu của mùa thu được nhà thơ miêu tả rất rõ trong hai khổ thơ đầu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Mùa thu đến không phải với sắc vàng đặc trưng hoa cúc, không phải là mùa của cốm non thơm lừng, mà mùa thu trong thơ của Hữu Thỉnh lại đến bằng hương ổi thơm dịu phảng phất quanh đây. Hương hoa ổi phả vào trong gió se, thứ gió heo may dễ chịu mà chỉ mùa thu mới có. Nó là thứ gió chỉ khiến ta cảm thấy hơi lạnh một chút và rồi lại thảnh thơi đón nhận cả một luồng không khí mát rượi trong lòng. Thu đến không chỉ có vậy mà còn bởi những hàng sương mờ mờ ảo ảo của buổi sớm mai.
"Sương thu" cũng có cái nét đặc biệt riêng của nó. Nó không tan nhanh như sương mùa hạ, cũng chẳng dầy dặc như sương mùa đông. "Sương thu'' là những làn khói mỏng manh bay vờn nhẹ trên nóc nhà, ngoài vườn. "Sương thu" không vô cảm mà nó cũng mang hồn người, sương chờ ai, đợi ai mà "chùng chình'', lưu luyến, đủng đỉnh, rề rà như muốn níu giữ.
Phải chăng vì thu sang quá tự nhiên mà Hữu Thỉnh đã không biết thu sang tự bao giờ. Cho đến khi cảm nhận hết vẻ đẹp đầu thu, tác giả mới sực nhớ ra là ''bỗng" và thốt lên "hình như thu đã về". Cảm giác ấy tuy mơ hồ nhưng lại thể hiện một tâm trạng sẵn sàng chào đón mùa thu mới.
Khổ thơ thứ hai tiếp tục trong cảm xúc mênh mang ấy của nhà thơ:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Thu sang cũng là lúc dòng nước trôi chậm lại, nước không còn cuồn cuộn, chảy mạnh, chảy xiết như trong mùa hè mà nước trở nên êm ả, hiền hòa, dịu dàng. Nhưng khác hẳn với sông dềnh dàng ấy lại là hình ảnh của những chú chim vội vã bay về phương Nam tránh rét. Sử dụng hai câu thơ trái lập như thế, người đọc cảm nhận được nét vẽ mùa thu thật chân thực, sinh động.
Trên bầu trời, có đám mây vẫn còn lưu luyến mùa hạ, mới chỉ kịp "vắt nửa mình sang thu". Ở đây, tác giả đã sử dụng nghệ thuật "lấy không gian miêu tả thời gian" làm câu thơ và bức tranh mùa thu thêm phần sống động.
Chỉ bằng hai khổ thơ mà tác giả Hữu Thỉnh đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên mùa thu thật đẹp, thật diệu kì. Nếu như Xuân Diệu nhận ra mùa thu với ''áo mơ phai'' trong câu thơ trích từ "Đây mùa thu tới":
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt là vàng
thì Hữu Thỉnh lại cảm nhận mùa thu bằng những dấu hiệu thật quen thuộc của làng quê Việt.
Sự thống nhất cảm xúc của tác giả không chỉ thể hiện ở hai khổ thơ đầu mà còn được tiếp tục ở khổ thơ cuối. Đồng thời, khổ thơ cuối còn được thể hiện như một lời kết:
Vẫn còn bao nhiêu nằng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Vẫn còn chút nắng, vẫn còn chút mưa, dù thu đã sang nhưng dấu ấn mùa hạ vẫn chưa qua hết. Đó là những dấu ấn cuối cùng còn xót lại khi đã chuyển mùa, nắng, mưa phải chăng là tặng phẩm, là chút dư vị cuối cùng của mùa hạ gửi sang mùa thu?
Hai dòng kết không dừng lại ở cảm xúc của tác giả trước mùa hạ sang thu nữa mà còn là suy ngẫm của ông về nhân tình thế thái, về cuộc đời:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
"Sấm" không chỉ là sấm, "hàng cây" không chỉ là hàng cây, mà hai hình ảnh này là hình ảnh ẩn dụ cho những biến chuyển của thời đại. Con người đã bước vào giai đoạn "đứng tuổi", cái tuổi mà đã không còn bị ảnh hưởng bởi vòng quay của thế giới bên ngoài. Họ là những con người từng trải với những mưa nắng của cuộc đời thì họ đón nhận những thử thách ấy một cách thật vững vàng, bình tĩnh. Hai dòng thơ tuy vẫn tả cái bước đi êm đềm của thiên nhiên nhưng lại gợi ra những suy ngẫm về con người, về thời thế.
Bài thơ không chỉ dừng lại ở đó, nếu chú ý hơn, ta sẽ nhận ra bài thơ còn gửi gắm một tình yêu thiên nhiên vô hạn của tác giả. Bài thơ được viết năm 1977, khi mà người lính vừa bước ra từ chiến tranh. Họ yêu biết bao, trân trọng biết bao cái không gian yên bình không còn tiếng bom, tiếng súng, cuộc sống với cỏ cây, hoa lá, đất trời. Chính vì vậy mà khi được thư thái nghe dấu hiệu của mùa thu thì quả là quý giá vô cùng. Và phải có tấm lòng yêu thiên nhiên đến nhường nào thì nhà thơ mới có cảm nhận tinh tế bay bổng đến vậy.
Bài thơ đã khép lại, song dư âm của nó thì vẫn còn mãi. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giọng thơ nhẹ nhàng, tinh tế, được viết theo thể thơ năm chữ với giọng điệu khoan thai, êm ái, trầm lắng, thoáng chút suy tư cùng với việc sử dụng thành công nghệ thuật ẩn dụ và nhân hóa, Bài thơ "Sang thu'' là một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Đôi khi chúng ta cũng hãy tìm cảm giác thư thái khi được hòa vào cùng thiên nhiên, đất trời như nhà thơ Hữu Thỉnh, hãy thử lắng mình xuống và cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu, chúng ta sẽ thấy thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp đến nhường nào.
Về Đầu Trang Go down
 
[Văn/9] Phân tích ''Sang thu'' - Hữu Thỉnh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Văn/11] Phân tích ''Từ ấy'' - Tố Hữu
» [Văn/11] Phân tích nhân vật Huấn Cao
» [Văn/11] Phân tích ''Chiều tối'' - Hồ Chí Minh
» [Văn/10] Phân tích ''Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ''
» [Văn/10] Phân tích tác phẩm Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Quách Như Thảo :: Góc học tập :: Ngữ văn-
Chuyển đến