Quách Như Thảo
Quách Như Thảo
Quách Như Thảo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Quách Như Thảo

Quách Như Thảo
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 [Văn/11] Người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài 'Tự tình' HXH và 'Thương vợ' Trần Tế Xương

Go down 
Tác giảThông điệp
q_thao255

q_thao255


Tổng số bài gửi : 52
Join date : 06/05/2014

[Văn/11] Người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài 'Tự tình' HXH và 'Thương vợ' Trần Tế Xương Empty
Bài gửiTiêu đề: [Văn/11] Người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài 'Tự tình' HXH và 'Thương vợ' Trần Tế Xương   [Văn/11] Người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài 'Tự tình' HXH và 'Thương vợ' Trần Tế Xương EmptyMon Sep 28, 2015 2:55 pm

Thời xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, số phận người phụ nữ luôn bị vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói buộc bởi xã hội bất công, một xã hội “trọng nam khinh nữ”, một chế độ đa thê…. Họ gặp nhiều đau khổ, tình duyên trắc trở, số phận hẩm hiu. Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ nói lên thân phận của người phụ nữ phong kiến xưa. Họ không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết sống cam chịu và phục tùng. Cảm thông với thân phận và phẩm chất của người phụ nữ, hình ảnh đó đã được thể hiện rất tài tình qua hai bài thơ Tự Tình II cua Hồ Xuân Hương Và Thương Vợ của Trần Tễ Xương.

   Họ là những người phụ nữ có tài có sắc, có phẩm chất cao đẹp nhưng thân phận của họ lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của những người phụ nữ này long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội.

   Với bản lĩnh của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa. Thơ bà là tiếng nói đòi quyền sống tự do và thể hiện khát khao hạnh phúc. Ở bài thơ Tự Tình II, HXH đã bộc bạch tâm trạng bức xúc cao độ của bản thân, đồng thời cx là tâm trạng chung của bao phụ nữ cùng cảnh ngộ trong XH pk.

   Đây là một cảnh trong đêm khuya, vắng lặng, yên tĩnh, bà một mình k ngủ, thiếu thốn yêu thương. Đó là sự khổ đau vì không làm chủ được số phận của mình:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.”

 Mở đầu là một âm thanh vang vọng, đầy hối hả: Trống canh dồn. Nhưng dù mãnh liệt đến mấy, tiếng trống cũng chỉ là âm thanh duy nhất trong đêm vắng. Cái động đã đươc sử dụng để tôn lên cái tĩnh, cái cô độc, trống trải của đêm khuya. Nửa đêm là thời gian sum họp của vợ chồng, là thời điểm hạnh phúc lứa đôi, ấy vậy mà lại có người phụ nữ tĩnh dậy vào đúng thời khắc thiêng liêng ấy, hay vì cả đêm người phụ nữ không ngủ được vì thiếu vắng một điều gì đó, vì tâm trạng đang mang nặng một nỗi đau? Bà khắc khoải đợi chờ, tâm trạng khi đó thật rối bời, lo âu, buồn bã. HXH cảm nhận đc sự bẽ bàng của duyên phận. Chính trong bối cảnh ấy đã hiện ra một con người cô độc, trơ trọi. ''Hồng nhan'' là cách gọi chỉ người con gái đẹp, rộng hơn là chỉ chung giới nữ. Nhưng gọi là cái hồng nhan có nghĩa là đã hạ nó xuống ngang hàng vs những vật vô tri vô giác khác. ''Trơ'' trơ trọi, cô đơn,  trơ đến mất cả cảm giác. Câu thơ cùng thể hiện 1 tâm trạng cô đơn, quạnh quẽ rất mực của con người trong 1 k gian rộng lớn. Tưởng như nghe đc từ 2 câu thơ ấy cả những tiếng thở dài ngao ngán, tủi hổ về duyên phận hẩm hiu của một người phụ nữ đa tài đa tình.

“Chén rượi hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

Thấy trống vắng cô đơn, để quên đi nỗi buồn trơ trọi này, bà đã nhờ đến rượu mượn chút hương nồng. Nhưng càng uống, bà càng tỉnh. ''Say lại tỉnh'' gợi vòng luẩn quẩn, bế tắc của số phận xót xa của tác giả. Đến câu thơ tiếp theo, nỗi đau lại tiếp tục được thể hiện rõ ràng và đậm nét. "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" có vẻ như Hồ Xuân Hương đã ngồi một mình bên chén rượu như thế đến hết đêm, như mong chờ một sự đồng cảm và sẻ chia. Nhưng bà có thấy sự đồng cảm ở đâu đó? Hay bà chỉ thấy số phận dở dang của mình đang hiện diện trong một vầng trăng khuyết? Trăng vốn là một biểu tượng của hạnh phúc, là hình ảnh đại diện cho cho những ước mơ và hy vọng. Nhưng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương lại xót xa đến mức “khuyết chưa tròn”, tuổi xuân đã qua mà  hạnh phúc không hề trọn vẹn,một cuộc đời còn dang dở với những éo le, trắc trở trong tình duyên. Bà cảm thấy xót xa, cay đắng cho số phận dở dang, nhân duyên lỡ làng. Ngày tháng cứ vô tình chồng chất thêm hy vọng, đợi chờ, khao khát . Nhưng hp vẫn mù tăm. Càng cô đơn, càng mong đợi thì đau buồn lại càng lắng đọng thêm. Đó chính là bi kịch của người phụ nữ có thân phận hẩm hiu. Dù phải trải qua nhiều bi kịch nhưng bà vẫn cố gắng gượng với đời. Phản ứng của bà tuy mạnh mẽ và dữ dội nhg thực tại vẫn đắng cay, chua chát. Phải sống trong 1 XH pk trọng nam khinh nữ, xem phụ nữ là hạ đẳng, chẳng chút gì trân trọng yêu thương thì bà phải lâm vào cảnh ngộ ''lạnh lùng'' chua xót là điều tất yếu. Thấm thía nỗi buồn đau riêng ấy của mình, nhà thơ muốn cất lên tiếng ns nhằm đấu tranh cho nữ giới đều đc sống, đc yêu thương, đc 1 cs hp. Nhưng việc ấy đâu phải dễ dàng, bởi ngay chính bà vẫn phải đang gánh chịu 1 duyên phận hẩm hiu... Tâm sự trĩu nặng nỗi buồn, thân phận và duyên phận của bà kb ngỏ cùng ai nên càng cuộn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya. Nhưng dù bị phũ phàng hay quên lãng thì bà vẫn k tuyệt vọng, vẫn khao khát sống, vẫn ước ao có một hạnh phúc tròn đầy.

Còn đối với bài ''Thương vợ'' của Trần Tế Xương, ông đứng dưới khía cạnh một người đàn ông, cảm thông cho người vợ của mình, luôn chịu cơ cực gian truân nhưng không dám phản kháng. Họ luôn sống cam chịu, hi sinh cho chồng con:

“Quanh năm buôn bán ở mom sống,
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”

Những câu thơ trên có thể coi là 1 chân dung tương đối hoàn chỉnh của người phụ nữ trong XH pk. Hình ảnh đầu tiên của người phụ nữ Việt Nam đó là hình tương người phụ nữ chịu nhiều đau khổ, vất vả trong cuộc sống. Đó là hình ảnh bà Tú vất vả, gian truân kiếm sống, tất bật ngược xuôi “Quanh năm buôn bán ở mom sông” để ''nuôi đủ 5 con với 1 chồng''. Câu thơ đã nói lên một hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ của bà, làm việc vất vả suốt cả năm, không kể mưa nắng trên mom sông- cái đất nhô ra chênh vênh, đầy nguy hiểm. Đông con, nuôi lũ con đông ấy đã đành, bà còn phải nuôi chồng. Năm con với một chồng là sáu người. Nhưng nuôi đủ vẫn hiểu là vừa đủ, không thiếu nhưng cũng chẳng thừa. Vất vả quanh năm đến vậy mà cũng chỉ vừa đủ nuôi chồng, nuôi con, vậy mới thật là vất vả, Thấm thía nỗi vất vả, gian truân của vợ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cà trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương con tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian mà còn là rợn ngợp của thời gian. Hình ảnh thân cò như một sự sáng tạo đưa từ lặn lội lên đầu câu, thay con cò bằng thân cò cũng làm tăng thêm nỗi vất vả, gian truân của bà Tú, càng khơi dậy cả nỗi đau thân phận sâu sắc, thấm thía hơn. Như vậy là bà Tú phải lo rất nhiều, phải làm rất nhiều nhưng ''âu đành phận'', ''dám quản công'' bà vẫn chấp nhận k hề kêu ca, phàn nàn, than thân trách phận hay oán hận. Bà âm thầm coi đó là định mệnh đã an bài, bà sẵn sàng, tự nguyện gánh khổ cực vì ck con. Nổi lên là đức hi sinh thầm lặng cao quý, giàu đức hi sinh, bà là người đảm đang, tháo vát, chu đáo vs ck con. Dù có vất vả, đau xót đến mức nào, thì người phụ nữ Việt Nam xưa vẫn là những con người có những phẩm chất đẹp đẽ, không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn là ở tình yêu thương , lòng nhân hậu, một lòng, một dạ vì chồng, vì con. Qua đó, ông Tú cx tự trách mình, tự nhận mình làm chồng mà vô tích sự, tự mắng mình là gánh nặng của vợ. Ông còn chửi thói đời bạc bẽo, chửi cả XH trọng nam khinh nữ. Vì quá thương vợ, có lẽ ông Tú đã hóa thân vào vợ mình đêt thông cảm và thấu hiểu bà. Lấy ck mà chẳng đc nhờ vả, cậy dựa, lấy phải ông ck hờ hững thì quả thật có cũng như k mà thôi.

Cả 2 bài thơ, 2 người phụ nữ, họ đều cảm nhận đc thân phận, số phận của mình 1 cách rõ ràng. Cùng ý thức đc về bản thân và cs của mình. Song cuộc đời lại lắm éo le trắc trở. Họ phải chịu số phận hẩm hiu. Họ đều là những người phụ nữ tần tảo, nhẫn nại, cam chịu duyên phận, biết mà k thể lg đc để thoát khỏi cs tù túng, ngột ngạt đến bế tắc ấy. Họ mất tự do, k đc sống cho chính mình... 2 bài thơ cùng 1 đề tài và cùng toát lên thân phận nhỏ bé, phụ thuộc rất đáng thương của người phụ nữ trong XH pk xưa

Đó là những hiện thân cho những khổ đau của con người trong xã hội xưa, đồng thời là kết tinh của những đức tính tốt đẹp của ngưòi phụ nữ Việt Nam qua hàng thế kỉ. Trong cả hai bài thơ là hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau đớn, tủi cực dưới chế độ phong kiến nhưng ở họ toát lên sự đấu tranh mạnh mẽ, vượt lên số phận để làn tốt bổn phận của một người phụ nữ trong gia đình, một người phụ nữ dám vượt lên trên đớn đau để tìm hạnh phúc mà mình hằng khao khát.
Về Đầu Trang Go down
 
[Văn/11] Người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài 'Tự tình' HXH và 'Thương vợ' Trần Tế Xương
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Văn/10] Phân tích ''Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ''
» [Văn/11] Phân tích quá trình thức tỉnh hồi sinh của Chí Phèo
» [Văn/9] Viết tập làm văn số 2 đề 1. Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
» [Bài 9] Chèn Line xung quanh người
» 10 cách để làm máy tính của bạn chạy nhanh hơn!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Quách Như Thảo :: Góc học tập :: Ngữ văn-
Chuyển đến