2.
Tác giả Chính Hữu đã từng tham gia hoạt động cách mạng suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó tác giả đã viết nên bài thơ ''Đồng chí'' vào năm 1948. Bài thơ ''Đồng chí'' đó chứa đựng nhiều câu thơ hay và đặc sắc nói lên tình đồng đội keo sơn, gắn bó của họ - những người nông đân mặc áo lính. Nhưng nổi bật và hay hơn cả đó là hình ảnh cuối bài thơ "Đầu súng trăng treo''. "Đầu súng trăng treo'' là một hình ảnh thực đc phát hiện từ một trong những đêm hành quân phục kích của t/g. Ngoài hình ảnh 4 chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của 1 cái j đó lơ lửng ở rất xa chứ k phải là buộc chặt. Suốt đêm, vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với người lính giống như là một người bạn. Hình ảnh đó thể hiện lên 1 phát hiện đầy lí thú, 1 qsát tinh tế, 1 tâm hồn lãng mạn, bình thản của người lính bên thềm cuộc chiến tranh khiến họ giữa gian khổ, hiểm nguy vẫn mở lòng trước thiên nhiên. Vẻ đẹp của TN, đất trời, quê hương như 1 lời vẫy gọi âm thầm, 1 tiếng thôi thúc mãnh liệt. Và đặt trong chỉnh thể bài thơ, bên cạnh người lính đứng bên nhau chờ giặc tới, câu thơ này còn giàu sức khái quát, khiến ta gợi nhiều liên tưởng: ''Súng'' là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh, ''Trăng'' là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước và sự sống thanh bình. Trăng là tâm hồn cao đẹp, ngời sáng sự bình thản của người lính, là sức mạnh của tình đồng chí. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. 2 h/ả đó vốn xa nhau vời vợi, nay lại gắn kết thân thiết với nhau qua cảm nhận của người lính: trăng treo trên đầu súng. Xa nữa, có thể đó còn là một biểu tượng đẹp của chất hiện thực và lãng mạn của thơ ca VN.